Đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về pháp lý, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và trật tự an toàn xã hội.
I/ Cơ sở pháp lý và thủ tục liên quan
Để bắt đầu hành trình kinh doanh của bạn, nắm vững cơ sở pháp lý và thủ tục là bước quan trọng. Dưới đây là những cơ sở pháp lý bạn nên tìm hiểu:
- Luật Thương Mại: Đây là cơ sở pháp lý cơ bản cho mọi doanh nghiệp.
- Luật Doanh nghiệp: Quy định về cách tổ chức doanh nghiệp.
- Luật Đầu Tư: Liên quan đến việc đầu tư và phát triển kinh doanh.
- Luật An Toàn Thực Phẩm: Đảm bảo thức uống có cồn của bạn đáp ứng tiêu chuẩn an toàn.
Nghị Định số 105/2017/NĐ-CP của Chính Phủ quy quy định chi tiết về kinh doanh rượu.
Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ: sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Thông tư 15/2020/TT-BTC hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem đối với rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu
II/ Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh thức uống có cồn
Kinh doanh thức uống có cồn là ngành nghề yêu cầu đáp ứng nhiều điều kiện. Để đảm bảo đủ điều kiện và tránh rắc rối, bạn cần tìm hiểu kĩ các quy định pháp luật.
1. Điều kiện phân phối rượu
Căn cứ Điều 11 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP) quy định điều kiện phân phối rượu bao gồm:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên (đã bao gồm địa bàn doanh nghiệp đặt trụ sở chính); tại mỗi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán buôn rượu.
- Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.
2. Điều kiện bán lẻ rượu
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP) quy định điều kiện bán lẻ rượu bao gồm:
- Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
- Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
3. Điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Theo Điều 14 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP) quy định điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ bao gồm:
- Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và có đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh.
- Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
- Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
III/ Dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh thức uống có cồn tại CILAF
Dịch vụ của CILAF bao gồm:
- Tư vấn pháp lý về các quy định liên quan đến kinh doanh thức uống có cồn.
- Soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh thức uống có cồn.
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan có thẩm quyền.
- Hỗ trợ khách hàng trong quá trình xin cấp Giấy phép kinh doanh thức uống có cồn.
- Nếu bạn đang tìm kiếm sự đồng hành đáng tin cậy trong thủ tục kinh doanh thức uống có cồn, hãy liên hệ ngay với CILAF để nhận sự hỗ trợ chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan có thẩm quyền.
- Hỗ trợ khách hàng trong quá trình xin cấp Giấy phép kinh doanh thức uống có cồn.
- Tư vấn về các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh thức uống có cồn, bao gồm các quy định về điều kiện kinh doanh, hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép....
- Soạn thảo hồ sơ
- Thực hiện các thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh thức uống có cồn tại cơ quan có thẩm quyền.
- Theo dõi tình trạng hồ sơ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình.